Materialbox

Vùng Biên Giói

của Rimini Protokoll

Home

previous
deczvn

Seite empfehlen

Tôi đóng vai Trang

© privat

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

Đỗ Thu Trang - tên gọi là Trang

Sinh ra ở Việt nam: 4 tuần trước khi bức tường Berlin sụp đổ, 20 năm trước ngày ra mắt công diễn vở kịch Vùng Biên Giới. Lên 5 tuổi cùng mẹ sang Cộng hòa Tiệp theo bố. Bố mẹ Trang có một cửa hàng bán đồ tạp phẩm tại biên giới Đức và Tiệp. Quốc tịch »Việt nam", sắp vào quốc tịch Tiệp (hy vọng thế). Tên tiếng Tiệp là Lenka, tự chọn cho mình. Mùa thu 2009 bắt đầu học đại học ngành Quan hệ Đức Tiệp. Trong tuần sống ở Praha, cuối tuần ở Rozvadov. Thành viên của tổ chức quan trọng nhất: »We love wintage fashion" (Facebook). Vô thần- nhưng vào các kỳ thi thì cực mê tín.

© privat

Trên sân khấu, Dresden 2009 © Matthias Horn

»Làng tôi"

» chúng tôi ở trong một ngôi nhà bên cạnh biên giới Đức Tiệp ở cửa khẩu Rosshaupt (Rozvadov). Ngay bên cạnh đó là cửa hàng của gia đình tôi. Đúng hơn đó là một cái lều có một cái mái bằng tôn, hắt rất nóng vào mùa hè. Ở Rozvadov có 50 người Việt nam  và tổng cộng có 600 người dân. Chúng tôi bán hàng, đặc biệt là mẹ tôi, chúng tôi bán thuốc lá, rượu ...v.v. Mẹ tôi nói rất ít tiếng Đức, »bằng cả chân lẫn tay". Tiếng Đức tôi học được của khách hàng và từ MTV.

Một khách hàng đặc trưng là một công dân người Bayern sống sát cạnh biên giới. Thường thì họ rất cao và to béo. Những người Bayern vào cửa hàng, mẹ tôi chào » Hallo bitte schön!", tôi thì chào » Grüß Gott", còn khách hàng thì nói: »Ich krieg zwo Stangen West light". Mẹ tôi nói giá hàng, nếu họ thấy đắt quá thì họ bắt đầu mặc cả xuống. Me tôi lại nói: » Geht nicht, heute ist ein schlechter Kurs".

Nếu người ta đi từ biên giới Đức sang thì cửa hàng nhà tôi là cửa hàng thứ 6 ở bên trái. Năm 2005 chúng tôi khai trương cửa hàng này thì ở đây đã có 3 cửa hàng khác cùng bán một lọai hàng này rồi. Bây giờ thì đã có tổng cộng 7 cửa hàng như thế sát cạnh nhau. Chủ các cửa hàng đều là người việt nam, hầu như tất cả đều là người Bắc Việt. Ba cửa hàng sát cạnh biên giới là 3 cửa hàng cạnh tranh ghê gớm nhất với cúng tôi. Chúng tôi có khách quen của mình từ 10 năm nay, nhưng nếu cửa hàng bên cạnh chỉ cần bán kém đi 20 cent thôi thì kể cả là khách quen họ cũng đi mất. Tôi cũng không hiểu giá cả hình thành như thế nào và cũng không biết là có phải các cửa hàng cùng mua từ  một nguồn hàng nhất định hay không, nhưng thực ra là thị trường được phân phối khá là đều.Không có ai là người thua và cũng chẳng có ai là người thắng. Tôi nghĩ rằng bố mẹ tôi cũng được coi là khá là thành công.

Ở cái nhà đối diện với nhà tôi trước đây người ta có thể vào để được massage kiểu Thái. Cách đây vài tuần ở đó đã đóng cửa, người ta đồn rằng có lẽ sắp mở một stripbar ở đó. Trong khi ở Rozvadov hiện đã đang có tới 6 stripbar rồi. Đối diện với Lion-bar là đồn công an, ngay cạnh đó là vườn trẻ và trường phổ thông cơ sở.

Nếu người ta đi từ trên đồi xuống sẽ gặp một cửa hàng có bán mật ong. Nếu đi tiếp xuống dốc sẽ gặp Kings Casino. Chủ tiệm này là một người Nga, anh ta tên là Leon và cực kỳ giầu. Người đức tòan đi đến đó. Cứ thứ bảy hàng tuần ở đây lại có hội cá cược - có nghĩa là bãi xe lại đỗ đầy ô tô lớn của người Đức. Đối diện nó là đốt thủ cạnh tranh của Kings Casino: American chance casino. Trông nó thì không có dáng vẻ xa xỉ hòanh tráng như cái casino kia. Nó là cái casino đầu tiên  ở Rozvadov, nhưng tôi nghĩ là nó không chạy lắm như hồi trước. Mặc dù vậy hai cái Casino đó là hai chủ việc lớn nhất ở Rozvadov. Bên cạnh Casino của người Nga còn có COOP là cửa hàng thực phẩm duy nhất tại đây. Ngàoi ra còn có them một Kiosk, lại một nhân vật cạnh tranh tiếp theo.

Tôi lớn lên trong một gia đình người Tiệp nhận tôi làm con nuôi. Ban đầu tôi không hề thích đến đó, tôi tòan khóc và đòi về nhà. Cái căn hộ đó rất bé, tôi gọi nó là ổ chuột. Nhưng rồi thì tôi cũng quen vối tất cả. Quen với thời gian biểu nghiêm khắc, ăn tối với xúc xích và dưa chuột muối, quen cả với việc người ta cắt cỏ bằng liềm và tôi phải cho thỏ ăn cỏ đó. Tôi cũng quen cứ đến ngày lễ Nikolaus tôi lại phải đọc thơ để được nhận kẹo bánh ngọt và cũng quen chỉ được về nhà với gia đình vào cuối tuần thôi.

Khi tôi 11 tuổi tôi lại về ở với mẹ tôi. Đối với bố mẹ tôi thì quan trọng nhất là tôi học nói tiếng Tiệp nhanh và đúng. Cái giá phải trả là tôi đã quên mất tiếng Việt. Tôi nói chuyện với bố tôi baằng tiếng Tiệp - khi nào tôi nuốn tranh cãi với mẹ tôi thì bố tôi phải làm phiên dịch hoặc là tôi phải chịu thua vì tôi không đủ từ để nói. Nếu tôi muốn nói chuyện chính trị với mẹ tôi thì tôi biết phải nói những từ như "cộng hòa xã hội chủ nghĩa", " cộng sản chủ nghĩa" hay là "tư bản chủ nghĩa" như thế nào."


Trích dịch từ kịch bản Vùng Biên giới

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat

© privat